096.77.00000

Sở hữu một chiếc đồng hồ có vành Bezel, nhưng liệu có bao nhiêu người đã hiểu hết chức năng và cách sử dụng vành bezel trên đồng hồ của mình? Khung bezel thường được trang bị trên mẫu đồng hồ bình thường, lặn hoặc đồng hồ thể thao, chúng được làm ra với chức năng cụ thể. Bài viết này hãy cùng Đồng hồ Minh Triệu tìm hiểu cách sử dụng và tính năng của vòng bezel các bạn nhé.

1.Bezel là gì?

Bezel (vòng Bezel, viền Bezel hay vành Bezel) là một bộ phận giúp tạo nên cấu trúc đồng nhất cho thiết bị, là bộ phận kết nối vỏ và mặt kính đồng hồ.

Bên cạnh vai trò trang trí giúp đồng hồ trở nên bắt mắt và độc đáo, vành Bezel còn ẩn chứa những chức năng thú vị cho người đeo như tính toán nhân chia, đo tốc độ và đo khoảng cách, la bàn hay đo nhịp tim,…

vong-bezel-cua-dong-ho-co-nhung-tinh-nang-gi

Một số vòng Bezel cố định, một số có thể xoay theo một chiều hoặc cả hai chiều. Vòng Bezel được chú trọng thiết kế đa dạng về chất vật liệu như: làm từ nhôm, kim loại, mạ vàng,…

Ở những chiếc chiếc đồng hồ cổ điển thì vòng Bezel đóng một vai trò thẩm mỹ cực kỳ cao. Không chỉ đồng hồ mà viền Bezel cũng được dùng trong viền màn hình smartphone nữa đấy nhé!

2.Lịch sử của đồng hồ có vòng Bezel

Nhu cầu tính toán giờ tại các múi giờ khác nhau trên trái đất đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước nên những chiếc đồng hồ có khung bezel đã dần xuất hiện để thêm chức năng mà không làm phức tạp chuyển động của đồng hồ.

Chính vì thế, những chiếc đồng hồ vòng Bezel được ra đời vào khoảng năm 20 của thế kỷ XX. Khoảng thời gian này, sự xuất hiện của những chiếc đồng hồ gắn vòng Bezel là cực kì hiếm hoi trên Rolex Zerographe ref. 3346 giới thiệu năm 1937.

vong-bezel-cua-dong-ho-co-nhung-tinh-nang-gi

Blancpain Fifty Fathoms là chiếc đồng hồ lặn đầu tiên được gắn vòng bezel, ra đời vào năm 1953. Đây là chiếc đồng hồ lặn quân sự được thiết kế cho người nhái Hải quân của nước Pháp.

vong-bezel-cua-dong-ho-co-nhung-tinh-nang-gi

Longines là một thương hiệu đồng hồ nổi tiếng ở Thụy Sĩ quyết định sử dụng vòng Bezel có khung xoay bên trong. Với những mẫu thiết kế đẹp, độc, lạ lại được trang bị vòng bezel theo tỉ lệ chuẩn mực, chính xác giữa mặt số với tín hiệu giúp vượt qua đại tây dương tốt nhất.

Thế chiến II đã giúp định hình thiết kế và kỹ thuật hoàn hảo hơn của bezel. Đồng hồ quân sự thời kỳ này được trang bị thêm nhiều tính năng hữu ích như khả năng phát sáng, đo thời gian và chức năng GMT.

Mãi đến năm 1970, thương hiệu đồng hồ Omega đã cho ra mắt dòng đồng hồ Plongeur Professionel với thiết kế tinh tế, sang trọng lại trang bị một nút bấm bảo vệ vòng Bezel an toàn và tối ưu hơn so với những thế hệ trước.

tai-sao-dong-ho-lai-co-vong-bezel-dung-de-lam-gi

Trong những năm gần đây, những tính năng của vòng Bezel được thiết kế trên đồng hồ một cách tinh tế hơn. Năm 2017, nhà sản xuất đồng hồ Schaffhausen đã cho ra đời dòng sản phẩm Aquatimer với bộ đếm thời gian dưới đáy biển lồng ghép giữa vòng bezel xoay trong và vòng bezel xoay ngoài.

tai-sao-dong-ho-lai-co-vong-bezel-dung-de-lam-gi

3.Những tính năng của vòng Bezel trên đồng hồ

Chức năng GMT

GMT (Greenwich Mean Time) được nhận biết thông qua vòng trên đồng hồ, vành bezel của đồng hồ GMT được chia 24 vạch, tương ứng với 24 giờ. Điều này làm cho đồng hồ trở thành chiếc đồng hồ có 2 múi giờ. Vành bezel thường có hai màu, dùng để phân biệt ngày và đêm.

Để sử dụng được chức năng GMT của vành Bezel, thiết lập các vạch chỉ giờ trên Bezel đối diện với kim chỉ 24h cho thời gian tại múi giờ mà bạn muốn theo dõi. Rất dễ dàng, chỉ cần nhớ rằng kim 24h chỉ chạy một vòng trong một ngày.

tai-sao-dong-ho-lai-co-vong-bezel-dung-de-lam-gi

Cách sử dụng:

Bước 1: Kiểm tra chính xác thang đo 24h giờ đang hiển thị giờ địa phương tại nơi bạn sống.

Bước 2: Cài đặt vạch chỉ giờ trên khung đối diện với kim chỉ 24 giờ cho múi giờ mà bạn đang muốn theo dõi.

Bezel đếm thời gian với khung từ 0 – 60

Bezel đếm thời gian với khung số từ 0 – 60 để chỉ số phút trong một giờ với mục đích theo dõi thời gian lặn ở dưới nước của người dùng.

Người dùng có thể thiết lập các vạch đánh dấu zero đối diện với kim phút. Trong khi hoạt động, người đeo có thể dễ dàng đọc thời gian trôi qua mà không cần làm phép tính nào.

tai-sao-dong-ho-lai-co-vong-bezel-dung-de-lam-gi

Cách sử dụng:

Bước 1: Xoay vòng Bezel về vị trí vạch 0 sao cho trùng với kim phút.

Bước 2: Theo dõi khoảng thời gian lặn bằng cách dựa vào số phút trôi qua và vị trí đánh dấu ban đầu, người dùng dễ dàng biết được họ đã ở dưới nước bao lâu.

Bezel đếm ngược với khung từ 60 – 0

Đối lập với bezel đếm xuôi là bezel đếm ngược, vạch số trên vành bezel chạy từ 60 – 0 theo chiều kim đồng hồ. Khi bắt đầu đếm ngược, bạn xoay vành bezel sao vạch số đánh dấu thời gian lặn trùng vị trí kim phút. Đến khi kim phút chỉ đến số 0 trên vành bezel nghĩa là đã hết thời gian.

vong-bezel-cua-dong-ho-co-nhung-tinh-nang-gi-6

Cách sử dụng:

Bước 1: Thiết lập khung bezel có vạch chỉ thời gian còn lại đối diện với kim phút.

Bước 2: Thời gian sẽ chạy lùi cho đến khi kim phút chỉ đến vạch số 0 trên khung bezel đồng nghĩa với thời gian đã hết.

Chức năng La bàn (Compass)

Bạn đam mê những chuyến đi phượt, leo núi mà chẳng may bị lạc đường và làm mất la bàn. Đừng lo lắng, hãy bình tĩnh và tận dụng chiếc đồng hồ của bạn. Nếu bạn đang ở Bắc bán cầu, thì bạn có thể sử dụng chức năng la bàn trên vành bezel của đồng hồ bằng cách xoay vành bezel cho đến khi vạch chỉ hướng nam trên bezel nằm giữa kim giờ và vị trí 12 giờ.

Chỉ kim giờ của đồng hồ về hướng mặt trời và sử dụng định hướng trên vành bezel để xác định hướng Bắc, Nam, Đông và Tây. Chỉ cần thiết lập lại bezel khoảng một lần một giờ thì bạn sẽ xác định được phương hướng và tìm được đường về nhà.

Cách sử dụng:

Bước 1: Xác định đúng vị trí của bạn ở đâu (Bắc bán cầu hay Nam bán cầu), đảm bảo đồng hồ chạy chính xác.

Bước 2: Để đồng hồ trong lòng bàn tay, hướng kim giờ trùng với hướng của mặt trời sau khi bạn đã xác định hướng của mặt trời.

Bước 3: Sử dụng vành bezel để xác định. Nếu bạn ở phái Bắc bán cầu thì xoay bezel cho đến khi chữ S nằm ở giữa vị trí kim giờ và mốc 12 giờ. Tương tự nếu bạn ở phía Nam bán cầu thì xoay bezel sao cho chữ N nằm giữa kim giờ và mốc 12 giờ.

Bước 4: Dùng định hướng trên bezel sau khi đã xác định hướng của bạn ở bước thứ 3 để xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Lưu ý: Để đảm bảo đồng hồ luôn chỉ đúng hướng khi bạn sử dụng liên tục trong nhiều giờ thì nên điều chỉnh bezel 1 lần/giờ.

Đo tốc độ (Tachymeter)

Tính năng này khá phức tạp bạn cần làm quen dần. Đối với những chiếc đồng hồ có sử dụng tính năng này trên vòng bezel thì dòng chữ “Tachymeter” sẽ xuất hiện ở vành Bezel cùng các con số 60, 65 cho đến 400, 500. Người dùng có thể nhấn nút chronograph khi vật thể được đo bắt đầu chuyển động để xác định tốc độ của vật được đo.

Bạn có thể áp dụng tính năng này để đo trong một số trường hợp khác nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng để đo vận tốc, tốc độ của một vật thể.

vong-bezel-cua-dong-ho-co-nhung-tinh-nang-gi-1

Cách sử dụng:

Sử dụng tính năng Tachymeter để đo vận tốc của một ôtô đang chạy, bạn biết khoảng cách từ điểm bắt đầu với đích là 2km.

Chỉnh kim giây Chronograph về vị trí số 0 giờ. Khi xe xuất phát ở vị trí A, bạn ấn bắt đầu để kim giây quay, khi xe đi đến đích là điểm B bạn nhấn kết thúc. Kim giây dừng lại chỉ thời gian trên mặt số trung tâm và chỉ tốc độ km/h của chiếc ô tô ở trên vòng Bezel.

Đo nhịp tim (Pulsometer)

Khi bắt đầu sử dụng tính năng chronograph đo thời gian và đếm số nhịp đập tim cho đến khi bạn nhận được một con số đã được xác định từ trước (thường là 15 hoặc 30). Khi đó, bạn sẽ dừng bộ đếm thời gian và đọc số nhịp tim trên mỗi phút.

Cách sử dụng:

Bước 1: Sử dụng tính năng chronograph, cài đặt một con số được xác định từ trước, thường là 15 hoặc 30.

Bước 2: Đọc giá trị kim Chronograph trên thang Pulsometer chính bằng với nhịp tim trên phút của người đo.

Đo khoảng cách (Telemeter)

Đây là một chức năng được sử dụng để đo khoảng cách từ người đeo đồng hồ đến một vị trí khác mà có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy.

Bạn có thể xem khoảng cách bằng km hoặc dặm trên khung Telemeter, kim giây dừng ở đâu, thì đó chính là khoảng cách từ vị trí người đeo đồng hồ đến nơi xảy ra tia chớp.

Tốc độ của âm thanh trong không khí phụ thuộc vào nhiệt độ không khí (bỏ qua các yếu tố về độ ẩm và độ cao), bạn hoàn toàn có thể thực hiện tương tự với các sự vật mà bạn vừa nhìn thấy ánh sáng, vừa nghe thấy âm thanh.

tinh nang bezel tren dong ho

Cách sử dụng:

Bạn có thể đo khoảng cách vị trí của bạn trong một cơn bão đến nơi xảy ra tia chớp, bằng cách kích hoạt bộ đếm chronograph khi bạn nhìn thấy tia chớp, và dừng bộ đếm chronograph khi bạn nghe thấy tiếng sấm sét.

Chức năng tính toán chuyển đổi (Slide Rule)

Đây là chức năng phức tạp và khó sử dụng bậc nhất trên vành Bezel bởi đồng hồ phải kết hợp đồng thời 2 thang đo logarithmic cùng một lúc. Một thang cố định nằm trên vành ngoài của mặt số và một thang nằm trên đó có thể xoay 2 hướng để tính toán và chuyển đổi đơn vị. Bạn có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia một cách dễ dàng bằng cách xoay bezel này.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng để tính toán phức tạp hơn như: Tốc độ không khí, tốc độ/ thời gian lên cao, khoảng cách, mức tiêu thụ nhiên liệu, chuyển đổi -hải lý – dặm và chuyển đổi nhiên liệu gallon – lít,…

Tuy nhiên, những mẫu đồng hồ tính toán phức tạp như thế này rất khi được sử dụng mà chỉ chuyên dùng cho phi công, lí hải quân.

vong-bezel-cua-dong-ho-co-nhung-tinh-nang-gi-13

Cách sử dụng làm phép nhân 8 x 14:

Bước 1: Đặt vị trí 14 trên bezel xoay đối diện với số 10 (đơn vị chuyển đổi) trên khung bên trong.

Bước 2: Tìm vị trí đối diện 8 trên khung bên trong xoay chính là kết quả = 112.

Kết luận
Bezel chỉ là một trong những bộ phận được trang bị trên đồng hồ đeo tay, nhưng nó lại được làm ra với rất nhiều chức năng thực tế. Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng vòng Bezel trên chiếc đồng hồ của mình, hay làm việc đó ngay từ bây giờ, với hướng dẫn chi tiết mà Đồng hồ Minh Triệu đã chỉ bạn trong bài viết này.

→ Tham khảo các mẫu đồng hồ Thụy Sĩ khác ngay tại đây

 

 

MINH TRIỆU – ĐỒNG HỒ HIỆU
Địa chỉ: 217 Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội
Website: www.donghominhtrieu.vn
Hotline: 0967700000

Trả lời