Đồng Hồ Minh Triệu hướng dẫn bạn đọc cách thay pin cho đồng hồ ngay tại nhà
Đồng hồ Tevise Automatic Trung Quốc gây tò mò về chất lượng và mức giá. Trên đây Đồng Hồ Minh Triệu đã giải đáp những thắc mắc này hy vọng sẽ cho bạn đọc cái nhìn trực quan hơn. Sau đây, những mẫu đồng hồ này được tìm kiếm nhiều nhất của hãng đồng hồ Tevise.
1. ĐỒNG HỒ TEVISE T820
Đồng hồ Tevise T820 hiện nay có giá khoảng 850,000 đồng. Đa phần ở những mẫu đồng hồ Trung Quốc dễ thấy thiết kế đều gần như “đạo nhái” từ các thương hiệu có tiếng.

Và Tevise T820 cũng chạy theo hướng sang trọng, lịch lãm. Theo thông tin cung cấp trên các trang bán hiện nay thì T820 được khắc laser 4D, kính mineral phủ sapphire, dây da bò. Kim đồng hồ cơ Tevise T820 được phủ lớp dạ quang sử dụng trong điều kiện thiếu sáng.
Tuy nhiên, với mức giá như trên thì việc sử dụng vật liệu cao cấp là bất khả thi.
2. ĐỒNG HỒ TEVISE T795A
Giá đồng hồ Tevise 795A chính hãng khoảng 365.000 đồng. Chúng đều có lớp vỏ hợp kim kẽm mạ đồng và chrome nên có dấu hiệu bị oxi hóa ra màu xanh (gây ngứa da), lớp mạ màu vàng bị ố lốm đốm sau 1 năm sử dụng.
Bộ máy thuộc họ “tongji”, chất lượng chỉ có thể nói là chấp nhận được so với mức giá. Hầu hết các máy này lên dây tự động hiệu quả không tốt, núm lên dây thủ công vặn rất cứng, điều này bao gồm Tevise T801A, T795A, T9006G.

3. ĐỒNG HỒ TEVISE 9005G
Giá đồng hồ Tevise 9005G hiện nay khoảng 1.2 triệu đồng. Ấn tượng ngay tại vị trí 6 giờ xuất hiện hình ảnh lộ cơ. Mặt số sử dụng cọc số La Mã cổ điển. Các tông màu chủ đạo là xanh, đen hoặc trắng.

Đồng hồ cơ Tevise 9005G với 5 kim và 2 mặt số phụ, dưới vị trí 12 giờ là tên thương hiệu và ô cửa sổ hiển thị ngày.
Với những chất liệu tạo nên thì nhìn sơ qua thiết kế cũng khá bắt mắt. Tuy nhiên về độ bền thì không thể đảm bảo.
4. ĐỒNG HỒ TEVISE T9006G
Đồng hồ Tevise cơ T9006G có giá khoảng 1.2 triệu đồng. Có hai kiểu mặt số, rồng cho nam và phụng dành cho nữ. Chất liệu thép đúc mạ màu nên khá sáng và bắt mắt.
T9006G có mặt số đính đá ở vị trí chỉ giờ khá sang trọng. Khả năng chống nước trên các trang thông tin là 3 ATM.

5. ĐỒNG HỒ TEVISE T801A
Trước tiên, ta sẽ nói về giá rẻ, đồng hồ cơ Nhật Bản cần hơn 2 triệu để sở hữu. Trong khi đó, với Tevise T801A, một chiếc đồng hồ có hình dáng và “phân nửa” tính năng tương tự như Rolex Submariner nhưng chỉ khoảng 400.000 đồng.

Tevise T801A là một chiếc đồng hồ homage Rolex Submariner giá khoảng 400.000 đồng, nếu chỉ xét vẻ bên ngoài, nó tương tự đến 95%. Sự khác biệt còn lại chủ yếu đến từ độ hoàn thiện, chất liệu và phần đáy đồng hồ (T801A lộ máy còn Submariner thì không). 8/10 điểm.
Mặc dù đồng hồ trông có vẻ dày nhưng tổng thể mà nói thì không tồi, bộ số và kim Mercedes dạ quang khá dày và sáng. Hơn nữa, bezel lặn cũng xoay được với điểm dạ quang – “lume pip” trên bezel bằng nhựa dạ quang. 9/10 điểm.
Phần khung vỏ đồng hồ được làm từ hợp kim kẽm đúc đặc (bên ngoài mạ hai lớp: lớp đồng và lớp chrome), đáy là thép không gỉ lắp kính. Vì làm từ hợp kim kẽm nên nguy cơ ăn mòn sẽ cao, khi va chạm cũng dễ bị cấn, móp do độ cứng thấp. 3/10 điểm.
Bezel chưa rõ bằng gì nhưng màu sắc có thể đến từ việc sơn, phủ thông thường. Khi xoay khá êm nhưng các khớp nối còn lỏng lẻo, dùng tay gõ vào dễ dàng nghe thấy âm thanh “cạch cạch” cả bezel cũng “nhấp nhô” theo nhịp. Phần chèn (bezel insert) chỉ làm từ kim loại mạ màu thay vì gốm. 5/10 điểm.
Dây thép (304L) với các mắt đúc đặc chắc chắn, riêng khớp nối với vấu chỉ là thép gấp rỗng. Bề mặt các mắt dây được chải xước khá nam tính, khóa bấm một gấp được chế tạo khá đẹp. Thép 304L chịu ăn mòn kém hơn 316L nên có thể sẽ bị mòn, gỉ nếu người dùng là mồ hôi muối. 6/10 điểm.
Kính đồng hồ đều là kính cứng, cắt dày, độ trong không cao, nhìn nghiêng thấy màu “xanh ve chai” rõ nét. Vì homage Rolex Submariner nên đồng hồ cũng có kính phóng đại Cyclop, tuy nhiên, có vẻ do gia công kém nên kính Cyclop hơi lệch. 5/10 điểm.

Do giá rẻ nên bộ máy bên trong chỉ là loại “tongji”, kết cấu thô dày, độ hoàn thiện rất thấp, họa tiết trên bánh đà là tấm kim loại được dán lên bánh đà thật. Thử tháo máy thì thấy số lượng bi trượt trong cơ chế lên dây tự động rất ít, dẫn đến bánh đà khó xoay khi đeo trên tay nên việc lên dây tự động không có hiệu quả cao, hay đứng máy. 3/10 điểm
Bù lại, trong phần tính năng “cộng thêm”, các nhà chế tạo máy Trung Quốc khá là “khôn” khi “bê” dàn cơ chế Magic Lever của Seiko vào họ máy Tongji automatic. Bởi thế, dù bánh đà xoay theo chiều nào thì dây cót vẫn được lên, “đỡ đần” lại việc khớp xoay bị cứng do thiếu bi trượt. 4/10 điểm.
Trong sử dụng, sau khi lên cót tối đa (bằng tay), đồng hồ chỉ chạy được khoảng 35 tiếng, khá ít so với thời gian trữ cót trung bình của đồng hồ cơ. Sai số dao động khoảng +30 giây mỗi ngày. Cuối cùng, họ máy “tongji” dù không đẹp, hiệu quả không ổn định nhưng việc có cấu trúc thô dày, đơn giản giúp nó làm việc khá bền. 5/10 điểm.