Đồng Hồ Minh Triệu hướng dẫn bạn đọc Cách thay pin cho đồng hồ ngay tại nhà
Kim cương là một trong những vật liệu quý hiếm, có giá trị cực kì đắt đỏ. Đã có không ít người thắc mắc về sự đắt giá, khác biệt giữa kim cương nhân tạo và tự nhiên. Hãy cùng Đồng Hồ Minh Triệu tìm ra câu trả lời qua bài viết sau.
KIM CƯƠNG NHÂN TẠO LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VỚI CUBIC ZIRCONIA (CZ) VÀ MOISSANITE
Một trong những câu nói nổi tiếng của Cozette R. Garrett chính là: Kim cương có thể được bắt chước nhưng không được sao chép. Có thể nói, mỗi dòng kim cương khác nhau trên thị trường dù nhân tạo hay tự nhiên đều mang những giá trị riêng, không thể sao chép được.
Vì mức độ quý hiếm của chúng ngoài tự nhiên, nên đa phần trên thị trường hiện nay chủ yếu là đá kim cương nhân tạo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác kim cương nhân tạo Moissanite là gì? Hình thành từ đâu? Có gì khác so với đá CZ?…
1. KIM CƯƠNG NHÂN TẠO LÀ GÌ?
Đá kim cương nhân tạo ra đời từ phòng thí nghiệm dưới môi trường quản lý nghiêm ngặt từ nhiệt độ, áp suất cho đến thiết bị sử dụng hàng đầu trên thế giới. Điều này, nhằm đảm bảo thành quả sản phẩm sẽ sở hữu đầy đủ thành phần vật lý, hoá học giống với viên kim cương ngoài tự nhiên.
Dựa trên mắt thường, rất khó để phân biệt được đâu là đá kim cương nhân tạo. Chúng thậm chí có độ cứng hơn kim cương tự nhiên với khả năng chịu được áp suất lớn gấp 1,3 triệu lần áp suất không khí tác động theo 1 chiều.
Để có thể tạo ra một viên đá kim cương nhân tạo trên thị trường, phải mất rất nhiều công sức và kỹ thuật để mô phỏng lại môi trường giống hệt với nơi hình thành kim cương trong tự nhiên.
Mọi công đoạn đều được chuẩn bị và đảm bảo chất lượng tốt nhất từ vật liệu cacbon, nhiệt độ, áp suất môi trường… chính vì lẽ đó mà giá của kim cương nhân tạo cũng rất đắt đỏ trên thị trường.
2. KIM CƯƠNG NHÂN TẠO MOISSANITE LÀ GÌ?
Moissanite được biết đến với tên gọi là kẻ mạo danh kim cương. Trên thực tế chúng là loại khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1893 ở miệng thiên thạch Canyon Diablo, Arizona.
Moissanite sở hữu vẻ ngoài lấp lánh, độ dẫn nhiệt và khả năng khúc xạ ánh sáng tốt như kim cương. Có thể nói, rất khó để có thể phân biệt được kim cương và Moissanite bằng mắt thường.
Đó cũng là lý do mà nhà khoa học và cộng sự của mình ban đầu tìm ra chúng cũng mặc định như kim cương, cho đến 1904 mới đủ điều kiện khẳng định Moissanite là khoáng chất mới.
3. PHÂN BIỆT KIM CƯƠNG NHÂN TẠO, ĐÁ CZ VÀ MOISSANITE
Đa phần, những mẫu mã trang sức có độ sáng lấp lánh như kim cương trên thị trường thường được làm từ đá CZ, kim cương nhân tạo hoặc Moissanite. Nếu nhìn bằng mắt thường khó có thể phân biệt được, tuy nhiên giữa chúng luôn tồn tại nhiều điểm khác nhau và ưu điểm riêng.
KIM CƯƠNG NHÂN TẠO KHÁC GÌ SO VỚI KIM CƯƠNG TỰ NHIÊN?
Đối với những người yêu thích sử dụng và sưu tầm đá quý thường rất quan tâm đến các vấn đề như sự khác biệt giữa kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên, giá kim cương nhân tạo moissanite, cách tạo ra kim cương nhân tạo…
Lý giải được sự khác biệt của kim cương ra đời từ phòng thí nghiệm và kim cương tự nhiên sẽ hiểu hơn về giá trị và mức giá chênh lệch của chúng trên thị trường.
1. CÁCH CHẾ TẠO
Về cơ bản, ngay chính tên gọi của chúng cũng đã thể hiện đầy đủ nguồn gốc nơi hình thành không giống nhau. Kim cương được hình thành dưới môi trường áp suất và nhiệt độ cực cao của thiên nhiên, qua hàng tỷ năm, sở hữu vẻ đẹp hiếm có trong các dòng đá quý.
Ngược lại, kim cương nhân tạo là sản phẩm thành công từ phòng thí nghiệm, do con người mô phỏng môi trường, nhiệt độ và áp suất giống với tự nhiên. Thông thường, thời gian để tạo ra kim cương nhân tạo chỉ mất vài tuần, nhanh hơn nhiều so với môi trường bên ngoài.
Điểm khác biệt duy nhất và chiếm tỷ lệ thấp, khó có thể phân biệt được là trong kim cương tự nhiên tồn tại một lượng nitơ rất nhỏ mà sản phẩm nhân tạo không có được. Đến cả chuyên gia thẩm định đá quý cũng khó nhìn ra đâu là thật và phải nhờ đến thiết bị hỗ trợ chuyên dụng.
Cách tốt nhất để dễ dàng xác định được nguồn gốc của chúng chính là giấy chứng nhận. Hầu hết, mọi nhà sản xuất, cung cấp kim cương trên thị trường đều sẽ đính kèm giấy chứng nhận, công bố nguồn gốc và xuất xứ của đá quý. Do đó, khi mua trang sức kim cương ở những nơi uy tín, khách hàng sẽ dễ dàng biết được những thông tin này.
2. SO SÁNH BẢNG GIÁ
Một câu hỏi khá thú vị thường được hỏi đối với những người chơi đá quý chuyên nghiệp là: Nếu không có bất kỳ sự khác biệt nào giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo, bạn sẽ chọn mua loại nào?
Trên thực tế, ngoài yếu tố về ngoại hình bên ngoài của kim cương, khách hàng còn đặc biệt chú ý đến giá cả của chúng. Mọi người thường thắc mắc về bảng giá kim cương nhân tạo có thật sự đắt hơn so với kim cương tự nhiên không. Đây cũng là vấn đề gây tranh cãi không ít trên thị trường đá quý hiện nay.
Nhìn chung, giá của trang sức kim cương nhân tạo hay tự nhiên trên thị trường đều thuộc hàng đắt đỏ. Thông thường, mức giá của đá kim cương nhân tạo thường cố định và ít có sự tăng cao đột biến.
Những năm trước đây, khi mua bất kỳ trang sức đính kim cương nhân tạo nào đều sẽ có giá cao hơn 23-25% so với kim cương tự nhiên. Có thể lý giải điều này dựa trên quá trình tạo ra chúng mất rất nhiều năng lượng và đòi hỏi thiết bị công nghệ cao mới có thể hoàn thành.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, kim cương tự nhiên chiếm ưu thế về giá rất cao trên thị trường. Hiện nay, đá kim cương nhân tạo có giá rẻ hơn 50-60% so với kim cương tự nhiên. Sự chênh lệch lớn về giá này được xác định dựa trên mức độ quý hiếm ngày càng cao của kim cương ngoài tự nhiên.
Ngoài ra, một yếu tố khá quan trọng hình thành nên giá của hai loại đá quý này chính là nguồn cung. Có thể nói, mất cả hàng tỷ năm mới có thể hình thành một viên kim cương có độ tinh khiết trong tự nhiên. Ngược lại chỉ cần vài tuần đã có thể sản xuất hàng loạt viên kim cương nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
3. MỨC ĐỘ QUÝ HIẾM
Như đã đề cập ở trên, mức độ quý hiếm của kim cương trong tự nhiên bao giờ cũng lớn hơn. Gần như rất khó tìm được những mỏ kim cương tự nhiên có sản lượng lớn trên trái đất. Chỉ ở những nơi có nhiệt độ và áp suất cực lớn tác động suốt hàng tỷ năm mới có thể hình thành nên một viên kim cương quý giá.
Chính vì lẽ đó, những gì tạo ra từ thiên nhiên bao giờ cũng có độ quý hiếm cao hơn nhân tạo. Đi kèm với mức độ xuất hiện hiếm hoi của chúng trên trái đất là giá trị cũng không hề kém cạnh trên thị trường.
4. VẺ ĐẸP
Không phải tự nhiên mà người ta tạo ra dòng đá quý tổng hợp và đặt tên tương tự là kim cương. Bởi vẻ đẹp của dòng nhân tạo so với tự nhiên không hề kém cạnh nhau. Từ độ bóng, khả năng chịu nhiệt và khúc xạ ánh sáng đều rất tốt, mang lại sự rực rỡ cho trang sức.
Bất kỳ ai đều sẽ bị thu hút bởi vẻ đẹp lấp lánh, sang trọng của kim cương mà không thể nhận biết được đâu là tự nhiên và nhân tạo. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về vẻ đẹp của trang sức kim cương nhân tạo trên thị trường.
5. NÊN MUA LOẠI KIM CƯƠNG NÀO?
Một câu hỏi khá nan giải kết luận lại sau khi tìm hiểu là: Nên mua loại kim cương nào? Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp và sự cao quý của trang sức đá quý hàng đầu này thì có thể chọn đá kim cương nhân tạo. Bởi chúng sở hữu đầy đủ vẻ đẹp và thành phần hóa học, vật lý của kim cương tự nhiên mà giá thành cũng có phần dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn thuộc giới thượng lưu cao cấp, thì đừng ngại chi cho một viên kim cương tự nhiên đắt đỏ, vì chúng phù hợp với giá trị và xứng đáng với những nỗ lực trước đây của bạn.
Bên cạnh đó, khi nói về giá trị bán lại của hai dòng kim cương này còn có sự chênh lệch đáng ngạc nhiên hơn so với giá. Trên thực tế, kim cương tự nhiên có thể thu hồi lại với tối thiểu là 50% giá trị ban đầu nhưng dòng đá nhân tạo từ phòng thí nghiệm gần như không thể bán lại, nếu có thì chấp nhận với mức giá rất thấp.
Do đó, nếu bạn mua kim cương như một loại trang sức sang trọng và có giá trị đầu tư thì nên ưu tiên chọn kim cương tự nhiên.