096.77.00000

Đồng Hồ Minh Triệu giới thiệu bạn đọc mẫu đồng hồ Omega Maison Fondee En 1848 – 166.0285 – Omega 1110

Material là gì trong chế tác đồng hồ đeo tay? Theo các tài liệu, material là nguyên liệu được sử dụng để làm vỏ đồng hồ và chúng không chỉ gói gọn trong thép không gỉ mà đã đa dạng hơn rất nhiều.
Trong bài này sẽ giới thiệu cho bạn về 8 loại material thường được sử dụng nhất hiện nay để chế tác bộ vỏ cho đồng hồ đeo tay.

Material là gì?

Theo thuật ngữ trong thế giới đồng hồ đeo tay, Material có nghĩa là vật liệu dùng để chế tác đồng hồ, là vật liệu được dùng để làm ra tất cả các bộ phận của đồng hồ, bao gồm bộ máy. Tuy nhiên khi nói đến vật liệu, người ta thường chỉ đề cập đến vật liệu làm vỏ, làn viền (bezel), làm dây, làm kính.

Những loại material phổ biến nhất dùng để chế tác vỏ đồng hồ

1. Thép không gỉ 316L (Stainless steel)

 

8 chat lieu de che tao vo dong ho 1
Xem thêm: Caliber là gì? Tìm hiểu lịch sử thuật ngữ Caliber của đồng hồ thời trang

Hiện nay đây là loại material thông dụng nhất để làm vỏ đồng hồ, riêng thương hiệu Rolex dùng loại thép không gỉ cao cấp 904L. Thép không gỉ là loại hợp kim hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết như giá phải chăng, bền bỉ, không gỉ. Khuyết điểm duy nhất của nó là khả năng chống trầy xước kém, tuy nhiên có thể bù lại là có thể đánh bóng để nó sáng đẹp lại như ban đầu rất dễ dàng.

Độ cứng tính trên thang độ cứng Mohs: 5.5 – 6 điểm.

2. Kim loại mạ vàng (Gold plated)

 

8 chat lieu de che tao vo dong ho 2
Xem thêm: Tourbillon là gì? Tìm hiểu chức năng của các loại đồng hồ Tourbillon

Đây cũng là loại material khá phổ biến trong giới đồng hồ, với bộ khung bằng kim loại (thường là thép không gỉ) và được mạ lên một lớp vàng hoặc hợp kim màu vàng, cốt để tạo cho đồng hồ vẻ ngoài sang trọng bắt mắt hơn. Vàng vốn là chất liệu mềm và thường dễ bị trầy xước nếu được mạ thành một lớp mỏng trên một bề mặt khác, tuy nhiên với sự trợ giúp của công nghệ lót TiN thì hầu hết đồng hồ mạ vàng đều có khả năng chống trầy khá tốt.

Độ cứng tính trên thang độ cứng Mohs: 9 điểm (ngang với Sapphire, với điều kiện lớp phủ TiN vẫn còn).

3. Vàng (Full gold)

 

8 chat lieu de che tao vo dong ho 3
Xem thêm: Moon Phase là gì? Tìm hiểu cách hoạt động của đồng hồ Moon Phase

Mặc dù không phải là vàng nguyên khối nhưng hợp kim vàng được sử dụng làm vỏ đồng hồ cũng chứa đến 75% vàng nguyên chất. Loại material này thừa hưởng đặc tính của vàng ròng nên có khả năng chống ăn mòn rất cao, đồng thời giá thành cũng rất cao, tuy nhiên độ cứng lại rất thấp và dễ dàng bị trầy xước. Mặc dù vậy vàng vẫn được giới thượng lưu ưa thích và lựa chọn để chứng tỏ độ sang trọng và đẳng cấp của mình.

Độ cứng tính trên thang độ cứng Mohs: 2.5 – 3 điểm

4. Sứ ceramic

 

8 chat lieu de che tao vo dong ho 4
Xem thêm: Swiss made là gì? Tại sao đồng hồ Swiss made lại đắt giá đến thế?

Sứ ceramic là hợp chất của Zirconium đã qua xử lí nhiệt, trở thành loại sứ công nghiệp có thành phần khác với loại sứ dùng làm chén đĩa. Trọng lượng của sứ ceramic rất nhẹ mà vẫn cứng, khả năng chống trầy xước cao, do đó hiện nay material này khá được ưa chuộng trong dòng đồng hồ thời trang nữ.

Độ cứng tính trên thang độ cứng Mohs: 8 – 8.5 điểm.

5. Titanium

 

8 chat lieu de che tao vo dong ho 5
Xem thêm: CHỮ “SWISS MADE” TRÊN ĐỒNG HỒ TISSOT CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Titanium hay titan là một kim loại màu xám rất nhẹ, có độ bền cao, do đó rất được ưa chuộng trong ngành hàng không vũ trụ và dụng cụ y tế. Hiện nay material dạng titanium cũng được sử dụng khá nhiều trong ngành chế tác đồng hồ. Điểm yếu của nó là khả năng chống trầy không cao lắm mà chỉ ở mức trung bình, tuy nhiên với một số thương hiệu cao cấp (ví dụ như Citizen) thì họ có sử thêm công nghệ ion hóa bề mặt để tạo nên một lớp phủ, tăng độ cứng và khả năng chống trầy cho Titanium.

Độ cứng tính trên thang độ cứng Mohs: 6 điểm

6. Bạch kim (Platinum)

 

8 chat lieu de che tao vo dong ho 6
Xem thêm: “L Swiss Made L” hay “T Swiss Made T” trên mặt số đồng hồ Thụy Sĩ có ý nghĩa gì?

Bên cạnh vàng thì bạch kim cũng là một loại material kim quý thường được sử dụng để tăng giá trị và độ xa xỉ cho đồng hồ. Bạch kim có độ cứng trung bình, trọng lượng rất nặng, tuy nhiên khả năng chống gỉ và chống ăn mòn là tuyệt đối. Cũng tương tự với vàng, vỏ đồng hồ bạch kim không phải là bạch kim nguyên khối mà là hợp kim pha gồm 95% bạch kim và 5% kim loại khác, với mục đích là để tăng độ cứng cho vỏ đồng hồ.

Độ cứng tính trên thang độ cứng Mohs: 4.5 điểm

7. Tungsten

 

8 chat lieu de che tao vo dong ho 7
Xem thêm: ĐỒNG HỒ SWISS MADE LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT, SẢN PHẨM NỔI BẬT

Tungsten hay còn gọi là Wolfram/Volfram là một material kim loại có độ cứng cao và các hợp chất của nó thậm chí còn có độ cứng cao hơn, ví dụ như Tungsten Carbine. Tungsten có màu từ xám thép đến trắng, rất cứng và nặng, có điểm nóng chảy cao, khả năng kháng hóa chất và ăn mòn rất cao, cùng với đó là khả năng chống trầy và chịu lực tốt hơn nhiều so với nhiều hợp kim kim loại khác.

Độ cứng tính trên thang độ cứng Mohs: 7.5 điểm

8. Tantalum

 

8 chat lieu de che tao vo dong ho 8
Xem thêm: Top 3 đồng hồ Tissot Carson tại Đồng Hồ Minh Triệu

Tantalum hay Tantan là một material thuộc nguyên tố kim loại hiếm có màu xám xanh óng ánh, khả năng chống ăn mòn rất tốt và thường được dùng làm dụng cụ phẫu thuật và cấy ghép trong cơ thể. Những đặc tính này cũng cho phép nó trở thành một chất liệu phù hợp để làm vỏ đồng hồ.

Độ cứng tính trên thang độ cứng Mohs: 6.5 điểm.

 

 

 

→ Tham khảo các mẫu đồng hồ Thụy Sĩ khác ngay tại đây

 

 

 

MINH TRIỆU – ĐỒNG HỒ HIỆU
Địa chỉ: 217 Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội
Kênh Youtube: Đồng hồ Minh Triệu
TikTok: Đồng hồ Minh Triệu
Website: www.donghominhtrieu.vn
Hotline: 0967700000

Trả lời